Bà bầu uống trà xanh không độ có sao không?

Bà bầu uống trà xanh không độ có sao không?

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu được rất nhiều chị em quan tâm trong thời buổi hiện đại ngày nay. Người mang thai được khuyên uống nhiều nước hơn người bình thường mỗi ngày. Tuy nhiên, uống nhiều nước lọc một ngày có thể khiến nhiều mẹ bầu có cảm giác lợ ở cổ và muốn tìm loại nước khác thay thế như nước ép hoa quả, các loại trà,…Trà xanh không độ là một trong những thức uống được nhiều nhiều chị em cân nhắc xem có nên sử dụng hay không. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề bà bầu uống trà xanh không độ có sao không nhé.

 Lợi ích của việc uống trà xanh không độ

Tăng sự tỉnh táo về tinh thần

Một nghiên cứu cho thấy rằng caffeine, đặc biệt là lượng trong trà xanh giúp cải thiện sự tỉnh táo, hưng phấn và sức sống trong các nhiệm vụ nhận thức đòi hỏi khắt khe trong thời gian dài.

Bảo vệ và chống lại bệnh tim

Chất chống oxy hóa của trà xanh có thể giúp giảm huyết áp cao (tăng huyết áp) và kiểm soát cholesterol, giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy những người uống từ 5 tách trà xanh trở lên mỗi ngày có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch thấp hơn 26% trong thời gian 7 năm so với những người chỉ uống 1 tách mỗi ngày. Gần đây hơn, một nghiên cứu đã khảo sát dữ liệu sức khỏe của 100.000 người tham gia và phát hiện ra rằng những người thường xuyên uống trà có nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ thấp hơn 20% – và trà xanh có tác động mạnh nhất.

Giảm cholesterol  

Tiêu thụ trà xanh làm giảm mức cholesterol LDL (“có hại”) ở những người thuộc mọi trọng lượng cơ thể.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 

Trong một nghiên cứu trên nửa triệu người trưởng thành Trung Quốc, tiêu thụ trà xanh hàng ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân tiểu đường.

Chống virus mạnh mẽ

Catechin trong trà xanh là chất kháng khuẩn và kháng vi-rút mạnh giúp chúng có hiệu quả trong điều trị nhiều loại bệnh truyền nhiễm. Điều này có nghĩa là uống trà xanh có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của sự tấn công của virus và giúp quá trình hồi phục của bạn nhanh hơn nhiều.

Giảm nguy cơ ung thư thực quản

Một trong những lợi ích ấn tượng nhất của trà xanh là nó được cho là làm giảm nguy cơ ung thư thực quản. Nhiều người cho rằng trà xanh giết chết các tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các mô khỏe mạnh xung quanh chúng.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nồng độ cao của polyphenol trong trà đã cho thấy tác dụng ức chế sự phát triển, tiến triển và tăng trưởng của các khối u do chất gây ung thư gây ra tại các vị trí cơ quan khác nhau, bao gồm cả thực quản và phổi.

Bà bầu uống trà xanh không độ có sao không?

Như đã nói ở trên, trà xanh mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bà bầu không nên uống trà xanh không độ, vì nó làm hạn chế việc hấp thụ axit folic vào cơ thể. Axit folic là chất quan trọng trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, vì có công dụng giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra chất này giúp thúc đẩy việc sản xuất ra hồng cầu cho cơ thể, mà hồng cầu lại là yếu tố cần thiết giúp oxy được vận chuyển từ phổi đến các cơ quan khác của cơ thể.

Bên cạnh đó, trong trà xanh còn chứa hàm lượng caffein, nên nếu mẹ bầu sử dụng trà xanh sẽ gây ra một số tác dụng xấu như:

  • Caffein trong trà xanh có thể làm huyết áp của mẹ bầu tăng cao, nhịp tim tăng, gây ra các triệu chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ, lo âu cho mẹ bầu.
  • Caffein có công dụng lợi tiểu nên làm mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn, gây mất nước cho thai phụ.
  • Việc tiêu thụ quá nhiều trà xanh không độ không chỉ không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai kỳ. Lượng caffein quá nhiều trong cơ thể mẹ bầu có thể làm chậm quá trình phát triển tế bào của em bé, làm rối loạn nhịp tim cũng như giấc ngủ của em bé.
3 tháng đầu tiên của thai kỳ mẹ bầu không nên uống trà xanh không độ
3 tháng đầu tiên của thai kỳ mẹ bầu không nên uống trà xanh không độ

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần bổ sung sắt để giúp cho thai nhi phát triển các tế bào. Thế nhưng khi nạp vào cơ thể trà xanh không độ có thể làm hạn chế sự hấp thụ sắt vào cơ thể.

Tư những tác dụng không mong muốn như trên, mẹ bầu không nên uống trà xanh không độ trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nói như vậy, không có nghĩa là sau 3 tháng đầu tiên, mẹ bầu được thoải mái uống trà xanh, nếu muốn uống cần tuân thủ với hàm lượng cho phép và có sự chỉ dẫn từ bác sĩ.

Uống trà xanh không độ đúng cách cho bà bầu

Sau 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu có thể uống trà xanh không độ với hàm lượng nhất định. Trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, và tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Chỉ tiêu thụ khoảng 200mg caffein/mỗi ngày. Nếu bạn có sử dụng thêm các loại đồ uống khác chứa caffein như cafe, thì nên cân nhắc lượng trà xanh nạp vào cơ thể. Mỗi ngày chỉ nên dùng một ly nhỏ nếu có sử dụng thêm đồ uống khác. Nói tóm lại bạn nên xem xét bất cứ loại thức uống chứa caffein muốn đưa vào cơ thể và tuân thủ hàm lượng quy định.
  • Tuyệt đối không uống trà trước khi ngủ vào buổi tối
  • Không nên uống trà ngay sau bữa ăn chính và lúc đói. Chỉ nên uống trà sau bữa ăn khoảng 1 tiếng.
  • Không uống thuốc bằng trà, không kết hợp uống sắt, axit folic với trà.
  • Pha trà cần dùng ngay, không nên để qua đêm.
  • Loại trà xanh tốt nhất là loại có nguồn gốc tự nhiên không có chất bảo quản nhân tạo. Pha trà xanh bằng lá thay vì túi trà vì điều này sẽ cho phép chiết xuất nhiều tinh chất hơn, do đó nó giữ được các chất dinh dưỡng.
Không nên uống trà xanh không độ cùng với viên sắt
Không nên uống trà xanh không độ cùng với viên sắt

Tạm kết

Mặc dù trà xanh không độ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, nhưng đối với mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng trà xanh vì vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, trước mỗi loại thực phẩm mà bạn còn nhiều vấn đề nghi ngờ, bạn cần hỏi ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chi tiết nhất nhé.