Bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được

Bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được

 

Trong quá trình mang thai có rất nhiều sự thay đổi đối với cơ thể của người mẹ, một trong những vấn đề phổ biến nhất là các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể là do cơ địa, chế độ dinh dưỡng, hoặc các yếu tố nội tiết,…Từ đó, dẫn đến triệu chứng thường gặp như bà bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được, vậy đâu là nhân tố gây nên tình trạng này? Để bà bầu đi ngoài dễ dàng được thì có những cách nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Nguyên nhân bà bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được?

bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được có thể là do một số nguyên nhân chính sau đây:

Chức năng đường ruột bị rối loạn

Nguyên nhân gây nên đường ruột bị rối loạn là do hội chứng ruột kích thích, hội chứng này xảy ra ngay cả khi trực tràng của bạn hoạt động hoàn toàn bình thường. Hội chứng này xuất hiện có thể là do sự thay đổi liên quan đến nội tiết tố làm ảnh hưởng đến các hoocmon trong đường ruột. Bên cạnh đó, một số các triệu chứng về cảm xúc như trầm cảm, rối loạn lo âu,… cũng có thể là tác nhân trực tiếp gây nên hội chứng ruột kích thích.

Rối loạn cảm xúc - gây nên khó đại tiện
Rối loạn cảm xúc – gây nên khó đại tiện

Nếu như bạn có một số những dấu hiệu sau, có thể bạn đang mắc hội chứng ruột kích thích: đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, đau bụng đi ngoài nhưng không đi được, đi đại tiện chưa hết phân, tiêu chảy, tiêu chảy đan xen táo bón, phân xuất hiện dịch nhầy hoặc có máu, mệt mỏi, đau cơ, đầy hơi, chướng bụng, thường xuyên mất ngủ,…

Rối loạn hệ tiêu hóa lâu ngày

Rối loạn tiêu hóa nhiều ngày là khi bà bầu bị rối loạn hệ tiêu hóa từ 6 tháng trở lên, các cơn co thắt tại các cơ vòng tiêu hóa sẽ khiến mẹ bầu đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón,…Các triệu chứng khá giống với hội chứng ruột kích thích nên mẹ bầu cần thăm khám sức khỏe kịp thời để có phương pháp cải thiện tốt nhất.

Táo bón 

Táo bón là hiện tượng bầu đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần, khó đại tiện, phân cứng. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do thai phụ bị mất nước trong quá trình thai nghén, nạp vào cơ thể canxi và sắt quá nhiều cũng gây nên táo bón, hoặc cũng có thể do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước cũng là nguyên nhân. 

Ngoài ra cũng có những trường hợp  hormone progesterone tăng cao khi mang thai làm cho ruột di chuyển chậm hơn, từ đó quá trình tiêu hóa cũng diễn ra chậm hơn. 

Hơn nữa, khi tử cung phát triển sẽ gây chèn ép một số các dây thần kinh, thai nhi lớn hơn làm thu nhỏ không gian của hệ tiêu hóa nên làm tiêu hóa chậm hơn. 

Táo bón kéo dài có thể gây nứt kẽ hậu môn và nhiễm trùng cho mẹ bầu
Táo bón kéo dài có thể gây nứt kẽ hậu môn và nhiễm trùng cho mẹ bầu

Để cải thiện tình trạng táo bón này, thai phụ nên xem xét lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng cách bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước, đồng thời khuyến khích sử dụng thực phẩm chức năng có chứa các lợi khuẩn tốt để tăng sức đề kháng cho đường ruột theo đúng hàm lượng được quy định. Mẹ bầu cũng có thể tham khảo các bài tập hoặc thay đổi tư thế nằm để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 

Nếu mẹ bầu xuất hiện táo bón kéo dài trên 2 tuần, phân kèm với máu hoặc bị giảm cân nhanh thì nên thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời, vì để lâu ngày có thể gây ra một số bệnh lý khác như trĩ, ung thư trực tràng, và polyp.

Mắc bệnh trĩ

Thông thường vào 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, nhiều mẹ bầu xuất hiện tình trạng bị trĩ. Vì lúc này, tử cung mở rộng tạo nên áp lực lên các tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch sưng đau ở hậu môn và trực tràng.

Bệnh trĩ khi mang bầu khiến cho chị em cảm thấy đau, ngứa rát và thậm chí chảy máu ở ống hậu môn trong khi đi ngoài hoặc sau khi đi ngoài. Lúc này phân cũng có thể xuất hiện cả máu và dịch nhầy do niêm mạc hậu môn bài tiết, hậu môn có thể nứt rách, và khó đi đại tiện. Tuy nhiên tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu nếu mẹ bầu không có tiền sử bị bệnh trĩ trước đó, vì sau khi chuyển dạ, hiện tượng này sẽ biến mất sau sinh.

Những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi bà bầu đau bụng đi ngoài nhưng không đi được?

Nếu tình trạng đau bụng đi ngoài nhưng không đi được kéo dài, có thể khiến mẹ bầu mắc một số bệnh lý nguy hiểm sau đây:

  • Cơ thể luôn cảm thấy khó chịu, tinh thần không thoải mái, ăn uống kém đi, rối loạn giấc ngủ,…từ đó có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé và sức đề kháng của mẹ.
  • Nguy cơ tiềm ẩn cho các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa sau khi sinh: trĩ, polyp hậu môn, nứt kẽ hậu môn,…nếu để kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm, sa trực tràng, nhiễm trùng máu,…
  • Táo bón kéo dài có thể gây ra nguy cơ ung thư trực tràng cao hơn nhiều so với người bình thường.

Một số biện pháp giúp bà bầu đi ngoài được?

Để đi ngoài được dễ dàng hơn, mẹ bầu cũng không nên tự ý sử dụng các loại thuốc mà chưa có chỉ định từ bác sĩ vì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Trước hết, mẹ bầu cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Ăn nhiều rau xanh, thực phẩm nhiều chất xơ: Chất xơ có chức năng thúc đẩy nhu động ruột, làm tăng lượng phân từ đó quá trình đào thải cũng diễn ra dễ dàng hơn. Hơn nữa, một số chất xơ hòa tan là trú ẩn cho hàng tỷ lợi khuẩn tốt cho đường ruột, nhờ đó mà chức năng tiêu hóa được vận động một cách thuận lợi hơn.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày: Việc làm này có tác dụng làm mềm phân, thúc đẩy nhu động ruột và giống như chất xúc tác để quá trình bài tiết thực hiện nhanh chóng.
  • Thiết lập đồng hồ sinh học khoa học: Nên xây dựng thói quen đi ngoài vào một khung thời gian cố định trong ngày, điều này sẽ cải thiện đáng kể tình trạng táo bón, khó đại tiện.
  • Lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ: Khi thực hiện việc làm này sẽ cải thiện việc chèn ép tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, đồng thời đường ruột cải thiện, kích thích chức năng tiêu hóa, cải thiện tinh thần, xua tan mệt mỏi,…từ đó mà việc đi ngoài không còn khó khăn đối với mẹ bầu.
  • Bổ sung canxi, sắt hay axit folic bằng các hợp chất hữu cơ và tuân thủ đúng liều dùng. 
  • Thăm khám bác sĩ: Không nên để tình trạng này kéo dài lâu ngày mà nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để được tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục triệt để tránh để lại hậu quả sau sinh.
Bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước giúp cải thiện hiệu quả
Bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước giúp cải thiện hiệu quả

Tạm kết

Bầu đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được là tình trạng thường gặp ở nhiều thai phụ đối với mỗi giai đoạn của thai kỳ. Mặc dù phổ biến, nhưng mẹ bầu không nên chủ quan mà nên khắc phục kịp thời để hạn chế hậu quả không tốt cho sự phát triển của em bé. Nên tìm đến những chuyên gia để được thăm khám và có những phương pháp cải thiện hiệu quả.