ĐỔ MỒ HÔI CHÂN THEO GÓC NHÌN Y HỌC

ĐỔ MỒ HÔI CHÂN THEO GÓC NHÌN Y HỌC

Đổ mồ hôi chân là một trong những phản ứng rất bình thường của cơ thể. Đặc biệt khi bạn hoạt động quá mức hoặc do thời tiết nắng nóng. Thế nhưng, trong điều kiện bình thường vẫn có nhiều người bị đổ mồ hôi chân quá mức. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hằng ngày và nó khiến chúng ta thiếu sự tự tin. Vậy, đổ mồ hôi nhiều có phải là một bệnh hay không? Điều gì khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn? Và cách chữa trị chúng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để giải đáp nhé!

Đôi chân đổ mồ hôi khiến bạn khó chịu
Đôi chân đổ mồ hôi khiến bạn khó chịu

Tại sao chân đổ mồ hôi?

Đổ mồ hôi là hoạt động điều tiết bình thường của cơ thể. Nó có ba chức năng chính:

  • Điều hoà nhiệt – đổ mồ hôi làm mát cơ thể bằng cách làm ướt bề mặt da.
  • Bài tiết – một cách khác để cơ thể loại bỏ nước và muối.
  • Bảo vệ da – mồ hôi có tính axit nhẹ và điều này giúp bảo vệ da khỏi vi khuẩn. Mồ hôi cũng giúp giữ cho làn da mềm mại hơn.
  • Tăng ma sát trên bàn chân trần. Điều này được cho là giúp chúng ta tăng khả năng bám của bàn chân trên đất khi chạy.

Mồ hôi được sinh ra ở các tuyến mồ hôi, được phân bố khắp cơ thể. Ngoại trừ các tuyến mồ hôi chuyên biệt ở nách và ben, hầu hết các tuyến mồ hôi thuộc một loại gọi là tuyến eccrine. Chúng nằm sâu trong ra và được phục vụ bởi các dây thần kinh và động mạch.

Số lượng các tuyến mồ hôi hoạt động khác nhau giữa các bộ phận của cơ thể và cả giữa những người khác nhau. Ở một đôi bàn chân, bình thường có khoảng 250.000 tuyến mồ hôi, thường tiết ra khoảng nửa lít mồ hôi mỗi ngày. Các tuyến mồ hôi tập trung nhiều hơn ở bản trên so với bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể.

Khi hoạt động tiết mồ hôi thấp, chỉ một tỷ lệ nhỏ khách tuyến hoạt động – khi mồ hôi tăng lên, các tuyến được hoạt động nhiều hơn. Sự khác biệt giữa mọi người về mức độ đủ mồ hôi một phần là do các tuyến mồ hôi của họ hoạt động nhanh chóng và dễ dàng hơn những người khác. Mồ hôi hầu hết là nước. Tuy nhiên, nó chứa một số muối, bao gồm natri clorua – đó là lý do tại sao nó có vị mặn.

Bình thường bàn chân sẽ đổ bao nhiêu mồ hôi?

Tổng lượng mồ hôi chúng ta tiết ra phụ thuộc vào số lượng các tuyến mồ hôi hoạt động và hoạt động của chúng. Hoạt động này được điều hòa bởi thần kinh và hormone và bị ảnh hưởng bởi giới tính (đàn ông đổ mồ hôi nhiều hơn phụ nữ). Khi tất cả các tuyến mồ hôi hoạt động với công suất tối đa, tốc độ tiết mồ hôi của một người có thể vượt quá 3 lít một giờ.

Các tuyến apocrine được tìm thấy ở nách và bẹn. Các tuyến này khác với các tuyến eccrine ở chỗ mồ hôi của chúng có chứa hormone, protein và bã nhờn, có nhiều dầu và có màu đục. Tuy nhiên, chúng không xuất hiện ở bàn chân.

Điều gì khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn?

Đổ mồ hôi quá nhiều thường xuất hiện nhiều nhất ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mặt, da đầu, nách. Bất cứ ai cũng có thể trải nghiệm nó. Tuy nhiên, nó phổ biến hơn ở thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai vì sự thay đổi nội tiết tố khiến họ đổ mồ hôi nhiều hơn. Những nguyên nhân phổ biến của tăng tiết mồ hôi chân là:

  • Nhiệt độ – cả nhiệt độ bên ngoài và nhiệt độ bên trong cơ thể cao (sốt). Đổ mồ hôi là một cách quan trọng để giảm nhiệt cơ thể khi nó có nguy cơ tăng cao. Khi say nắng, khi các tuyến sinh dục suy kiệt và không thể tiết mồ hôi, nhiệt độ cơ thể tăng nhanh và có thể dẫn đến tử vong nếu mũi không được thoát ra.
  • Hoạt động mệt mỏi và môi trường ẩm thấp sẽ góp phần làm cho chân ra mồ hôi nhiều hơn.
  • Đổ mồ chân quá mức là do lo lắng hoặc căng thẳng về cảm xúc.
  • Do chế độ ăn uống.
  • Tổn thương các dây thần kinh giao cảm. Đây là một bộ dây thần kinh đặc biệt liên quan đến phản ứng với căng thẳng. Điều này có thể do chấn thương hoặc do các bệnh lý như tiểu đường.
  • Giày dép. Một số loại giày và tất có thể làm tăng lượng mồ hôi bạn tiết ra và có thể ngân nó bốc hơi và gây ra mùi khó chịu

Một số cách chữa trị đổ mồ hôi chân nhiều

1. Chất chống mồ hôi dùng ngoài

Bản chất của chất chống mồ hôi là thuốc trị mồ hôi tại chỗ tùng bùi thoa, xin ngoài ra chứa thành phần hóa học chính là muối nhôm. Khi tiếp xúc với da, mồ hôi sẽ hòa tan và kiểu các hạt bụi luôn vào lỗ chân lông, tạo thành nút bịt kín ống dẫn mồ hôi, ngăn mồ hôi thoát ra ngoài.

Tác dụng của chất chống mồ hôi có thể duy trì tối đa từ 24 – 48 tiếng tùy loại. Trước khi bôi chất chống mồ hôi nên rửa sạch, lâu khô chân và sử dụng vào buổi tối sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Chất chống mồ hôi có thể gây kích ứng, khiến da nóng giáp, mình đỏ khi dùng thường xuyên. Mặc dù rất tiện dụng, nhưng cho trưởng mồ hôi chỉ là biện pháp cấp cứu giúp ngăn đổ mồ hôi chân tạm thời, do đó chỉ nên dùng khi cần thiết.

2. Thuốc điều trị mồ hôi chân

Thuốc uống chống đổ mồ hôi chân có thể được kê đơn, thường dùng là các loại thuốc kháng cholinergic hoặc thuốc chẹn beta. Hai nhóm thuốc này có hiệu lực mạnh hơn vì làm ức chế hệ thần kinh giao cảm.

Uống thuốc không chỉ làm giảm mồ hôi trên mà còn ức chế tiết mồ hôi trên toàn cơ thể, hiệu quả kéo dài trong vòng bốn đến sáu tiếng sau khi uống. Tuy nhiên người bệnh cần phải thận trọng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng các thuốc này vì dễ gặp các tượng phụ như loạn nhịp tim, táo bón, tụt huyết áp, chóng mặt…

3. Điều trị bằng thảo dược

Nếu ngo ngại tác dụng phụ của thuốc tây, những sản phẩm trị mồ hôi chân từ thảo dược là sự lựa chọn an toàn, lành tính hơn cho người bệnh. Giải pháp này cũng được đánh giá cao bởi hiệu quả giảm tiết mồ hôi tốt và lâu dài. Trong đó phải kể đến một số loại thảo dược đã được khoa học chứng minh có tác dụng như Sơn thù du, thiên môn đông, hoàng kỳ…

4. Điện di ion

Điện di ion sử dụng một thiết bị gọi là máy điện di, hoạt động dựa trên phương pháp iontophoresis, áp dụng cho vùng da bị tiết mồ hôi tiếp xúc với nước có dòng điện cường độ thấp chạy qua để vô hiệu hóa tạm thời các tuyến mồ hôi.

5. Tiêm botox

Chất botox được chia thành từng lưu nhỏ và tim lần lượt vào lòng bàn chân của người bệnh. Botox sẽ ước chế giải phóng Acetylcholine – chất dẫn truyền thần kinh của hệ giao cảm tại nơi tiêm, từ đó làm giảm mồ hôi.

Bệnh mồ hôi chân tuy giản, nhưng nếu điều trị đúng phương pháp thì hoàn toàn có thể khắc phục tốt. Hy vọng rằng những thông tin bên trên sẽ phần nào giúp bạn hiểu được về chứng mồ hôi chân và những biện pháp có thể áp dụng để giảm tiết mồ hôi chân.