Sốt xuất huyết có được truyền nước không?

Sốt xuất huyết có được truyền nước không?

Thời gian gần đây, sốt xuất huyết trở thành điểm nóng ở nhiều thành phố lớn, không chỉ xuất hiện ở người lớn mà cả trẻ em cũng dễ dàng mắc phải. Vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm nhất lúc này là khi bị sốt xuất huyết có được truyền nước không vì cơ thể bị mất nước rất nhiều. Vậy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc cho câu hỏi này nhé.

Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân của sự lây lan này là do một loại muỗi vằn mang virus này tấn công con người. Sốt xuất huyết thường xảy ra ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Sốt xuất huyết nhẹ gây sốt cao và các triệu chứng giống như cúm. Thể nặng của sốt xuất huyết có thể gây chảy máu nghiêm trọng, tụt huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Nhiều người không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm trùng sốt xuất huyết. Khi các triệu chứng xảy ra, chúng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác — chẳng hạn như bệnh cúm — và thường bắt đầu từ 4 đến 10 ngày sau khi bạn bị muỗi nhiễm bệnh cắn.

Sốt xuất huyết do vi khuẩn Dengue từ muỗi gây ra
Sốt xuất huyết do vi khuẩn Dengue từ muỗi gây ra

Sốt xuất huyết gây sốt cao có thể lên đến 40 độ và có thế có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đau đầu
  • Đau cơ, xương hoặc khớp
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau sau mắt
  • Viêm tuyến
  • Phát ban

Hầu hết mọi người phục hồi trong vòng một tuần hoặc lâu hơn. Trong một số trường hợp, các triệu chứng xấu đi và có thể đe dọa tính mạng. Đây được gọi là sốt xuất huyết nặng, hoặc hội chứng sốc sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết nặng xảy ra khi các mạch máu của bạn bị hư hỏng và rò rỉ. Và số lượng tế bào hình thành cục máu đông (tiểu cầu) trong máu của bạn giảm xuống. Điều này có thể dẫn đến sốc, chảy máu trong, suy nội tạng và thậm chí tử vong.

Các dấu hiệu cảnh báo về bệnh sốt xuất huyết nghiêm trọng có thể phát triển nhanh chóng. Các dấu hiệu cảnh báo thường bắt đầu vào một hoặc hai ngày đầu tiên sau khi hết sốt và có thể bao gồm:

  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn dai dẳng
  • Chảy máu từ nướu răng hoặc mũi của bạn
  • Máu trong nước tiểu, phân hoặc chất nôn của bạn
  • Chảy máu dưới da, có thể trông giống như vết bầm tím
  • Khó thở hoặc thở nhanh
  • Mệt mỏi
  • Khó chịu hoặc bồn chồn

Khi xuất hiện những biểu hiện trên, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh để lại những di chứng nguy hiểm sau này.

Sốt xuất huyết có được truyền nước không?

Cơ thể bệnh nhân khi bị sốt xuất huyết sẽ trở nên mất nước nhanh chóng do sốt liên tục, ngoài ra họ sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi và không còn sức lực. Hầu hết mọi người đều nghĩ đến việc truyền nước để bù lại lượng nước đã mất đi. Tuy nhiên suy nghĩ đó chưa hoàn toàn chính xác.

Theo các chuyên gia y tế, trong vòng 3 ngày đầu tiên bị sốt, người bệnh không nên tự ý truyền nước. Bởi vì khi cơ thể đang sốt cao, nên sẽ rất dễ gây ra những phản ứng liên quan đến sốc nhiệt và có thể gây ra tử vong. Ở giai đoạn này, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên uống thật nhiều nước, nước cam, nước dừa, nước điện giải oresol, nước ép hoa quả, các món canh hầm, cháo, súp dễ nuốt,…để bù lại nước cho cơ thể.

Trong 3 ngày đầu, tuyệt đối không tự ý truyền nước cho người sốt xuất huyết
Trong 3 ngày đầu, tuyệt đối không tự ý truyền nước cho người sốt xuất huyết

Nếu trong trường hợp bệnh nhân nôn mửa nhiều, không ăn được ( từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6) có thể xem xét để được truyền nước, nhưng phải có sự hướng dẫn từ bác sĩ. Lưu ý bệnh nhân không được truyền bất cứ loại dịch đạm hoặc có pha trộn vitamin trong giai đoạn này vì cơ thể lúc này đang yếu, không có đủ sức để tiếp nhận thêm chất khác, có thể gây sốc và ảnh hưởng đến tính mạng. Trong khi truyền nước, nếu bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện như rét run đến co giật, nhiệt độ cơ thể tăng lên thì cần báo ngay với bác sĩ để được dừng truyền và có phương pháp giải quyết kịp thời.

Sau khi cơ thể đã đỡ sốt hoàn toàn, nhưng vẫn còn xanh xao hay mệt mỏi, bệnh nhân cũng không được tiếp tục truyền nước nữa. Vì sau quá trình điều trị là khoảng thời gian cơ thể dư nước, nếu tiếp tục truyền vào có thể gây phù phổi, hiện tượng này khi không được cấp cứu ngay có thể dẫn đến tử vong.

Tạm kết

Sốt xuất huyết có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe nếu như không được điều trị kịp thời. Đối với thể trạng của mỗi người sẽ được cân nhắc lựa chọn giữa việc truyền nước hay không. Tuy nhiên việc truyền nước đối với người bị sốt xuất huyết cần phải có sự chỉ định và theo dõi tận tình từ bác sĩ cũng như nhân viên y tế. Bệnh nhân và người nhà không nên tự ý truyền nước hay bất cứ chất nào vào cơ thể người bệnh để tránh các phản ứng không đáng có.