Người lớn có cần tẩy giun không? 4+ Loại thuốc tẩy giun tốt nhất

Người lớn có cần tẩy giun không? 4+ Loại thuốc tẩy giun tốt nhất

Người lớn rất chú trọng đến việc tẩy giun định kì cho trẻ con trong nhà. Bởi vì họ biết giun sán cũng như nhiều loại kí sinh trùng khác có hại cho sức khỏe con người. Nhưng chính họ lại chủ quan với sức khỏe của mình. Vậy người lớn có cần tẩy giun không? Tẩy như thế nào thì đúng cách và mang lại hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Các loại giun cơ thể có thể gặp phải

Trước khi tìm hiểu vấn đề thì chúng ta cần biết những loại giun mà con người có thể gặp phải gồm có:

Giun móc

  • Giun móc là một loại giun kí sinh trong cơ thể con người. Màu sắc của nó có thể là màu trắng sữa, hơi hồng hoặc đỏ nâu tùy thuộc vào trong ruột nó có chứa máu hay không. Kích thước của giun móc sẽ nhỏ hơn so với giun đũa.
  • Phương thức lây truyền: Thường giun móc sẽ đi vào cơ thể người qua da, niêm mạc hoặc là đường ăn uống. Không thể lây từ người này sang người khác.
  • Đối tượng nguy cơ cao: Những người thường xuyên tiếp xúc với đất nhiễm phân. Vì đây là ổ chứa giun móc.

Giun tóc

  • Giống như giun móc thì giun tóc cũng có màu từ trắng sữa đến hồng nhạt. Kích thước chúng rất nhỏ. Trung bình con cá dài khoảng 30-50mm, con đực là 30-45mm. Chúng được tìm thấy nhiều ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
  • Phương thức lấy truyền: Con người ăn phải trứng giun tóc đã phát triển đến giai đoạn ấu trùng từ các nguồn thực phẩm không vệ sinh.
  • Đối tượng nguy cơ cao: Người sống ở các vùng nông thôn, nơi có tập quán lạc hậu, điều kiện kém vệ sinh…

Ngoài hai loại trên thì chúng ta có thể nhiễm nhiều loại giun khác nữa.

Hình ảnh giun kí sinh trong cơ thể con người
Hình ảnh giun kí sinh trong cơ thể con người

Tác hại khi bị nhiễm giun

Bị nhiễm phải giun sẽ gây ra nhiều tác hạ cho sức khỏe mà chắc hẳn bạn sẽ không lường hết được. Cụ thể là:

  • Hút chất dinh dưỡng: Phần lớn các loại giun sống kí sinh trong cơ thể con người sẽ phát triển bằng cách hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn khi vào cơ thể vật chủ. Bởi vậy nhiễm giun càng nặng thì chúng ta có ăn nhiều thức ăn hay ăn đủ chất  thì cơ thể cũng không khỏe mạnh được. Một số loại giun còn hút máu nên dẫn đến tình trạng thiếu máu, lâu dần chúng ta sẽ suy kiệt, hoặc hút các chất dinh dưỡng khác như protein, vitamin,, acid folic, huyết thanh…
  • Gây độc cho cơ thể: Không những hút chất dinh dưỡng mà giun còn thải ra chất độc gây hại cho con người. Một số biểu hiện cụ thể như buồn nôn, mất ngủ… Người bị nhiễm nhiều giun đũa khi chúng chết hàng loạt với số lượng nhiều sẽ giải phóng rất nhiều độc tố, nguy cơ người bệnh phải đi cấp cứu là rất cao vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Gây ra các tác hại cơ học: Một số loại giun như giun móc, giun tóc… có đặc tính bám vào niêm mạc ruột. Khi này chúng sẽ gây ra các vết loét tại niêm mạc, số lượng nhiều gây tắc ống tụy, ống mật… Trường hợp đặc biệt là giun chỉ kí sinh gây viêm tắc mạch bạch huyết mà dẫn đến tình trạng phù nề.
  • Dị ứng: Giun cũng được coi như một tác nhân lạ. Khi kí sinh trong cơ thể thì cơ thể sẽ có phản ứng tự đào thải. Bởi vậy có thể gây ra các triệu chứng dị ứng. Ấu trùng giun xoắn là một trong những nguyên nhân gây dị ứng rất nặng ở người mắc phải kèm theo triệu chứng sốt cao.

Người lớn có cần tẩy giun không? Bao lâu tẩy 1 lần?

Trả lời cho câu hỏi Người lớn có cần tẩy giun không chắc chắn là CÓ. Bởi nhiễm phải giun có thể bắt gặp được ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Và nhiễm giun gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe. Hầu hết các tác hại này đều diễn biến một cách âm thầm, lặng lẽ và tích lũy dần theo thời gian. Thường thì giai đoạn đầu nhiễm giun sẽ không có các biểu hiện lâm sàng điển hình. Vậy nên những người nhiễm giun thường rất chủ quan trong vấn đề tẩy giun định kì.

Nếu bạn đi kiểm tra các chỉ sống về sinh hóa, huyết học có thể thấy thay đổi không bình thường của cơ thể. Nhưng để khẳng định nguyên nhân có phải đến từ nhiễm giun không thì phải được bác sĩ thăm khám, thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu mới rõ.

WHO khuyến cáo tẩy giun là biện pháp dự phòng nhiễm giun sán hiệu quả và quan trọng nhất. Nhất là các đối tượng có nguy cơ cao hoặc đối tượng có bệnh lý nền có nguy cơ diễn biến nặng khi nhiễm giun. Tần suất khuyến cáo đối với các đối tượng này:

Người tuổi thanh niên, nữ giới không mang thai và đang trong độ tuổi sinh đẻ

  • Các đối tượng kể trên ở khu vực có tỷ lệ nhiễm giun sán trên 20% thì nên tẩy 1-2 lần/ năm.
  • Các đối tượng kể trên ở khu vực có tỷ lệ nhiễm giun sán > 50% thì nên tẩy 2 lần/ năm.
  • Các đối tượng kể trên ở khu vực có tỷ lệ nhiễm giun sán
  • Liều khuyến cáo là Albendazole 400mg/lần và Mebendazole 500mg/lần

Phụ nữ mang thai

  • Nên sử dụng thuốc tẩy giun liều duy nhất cho người lớn sau quý 1 của thai kỳ được khuyến khích tại vùng có tỷ lệ nhiễm giun tóc hoặc giun sán >20% hoặc tại khu vực có tỷ lệ phụ nữ mang thai bị thiếu máu >20%.
  • Liều khuyến cáo là liều duy nhất Albendazole 400mg và Mebedazole 500mg

Các đối tượng khác

  • Khuyến cáo tẩy giun hàng năm hoặc 2 năm 1 lần
  • Liều khuyến cáo là liều duy nhất Albendazole 400mg và Mebendazole 500mg
Mọi người đều có nguy cơ nhiễm giun nên người lớn cần được tẩy giun định kì
Mọi người đều có nguy cơ nhiễm giun nên người lớn cần được tẩy giun định kì

Dấu hiệu cơ thể bị nhiễm giun

Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, kí sinh trùng sinh sôi và phát triển. Con người có nguy cơ nhiễm phải nhiều loại giun khác nhau như giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim… Thông thường một người bị giun sẽ bị nhiễm phối hợp nhiều loại chứ ít khi đơn độc. Khi cơ thể đã biểu hiện ra những dấu hiệu bất thường chứng tỏ tình trạng nhiễm giun không hề nhẹ. Một số biểu hiện gợi ý bệnh nhiễm giun như:

  • Cơ thể mệt mỏi, uể ỏa: Nếu như bạn ăn uống bình thường, nghỉ ngơi khoa học nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi, uể oải thì có thể nghĩ đến nguyên nhân do giun. Điều này được giải thích là do giun đã hút các chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn, cơ thể lấy được gì mà tổng hợp thành năng lượng nên mới mệt mỏi, không có sức như vậy.
  • Ngứa hậu môn: Đây là một triệu chứng điển hình của người đang bị nhiễm giun. Thường thì người bệnh sẽ bị ngứa xung quanh vùng hậu môn hoặc bên trong hậu môn. Thời điểm ngứa nhiều nhất là vào ban đêm.
  • Thèm ăn nhiều: Đặc điểm thèm ăn do nhiễm giun sán đó là thèm ăn nhưng cân nặng không những không tăng mà còn giảm. Nguyên nhân là do giun đã tiêu thụ số lượng thức ăn đó thay vì là tạo năng lượng cho cơ thể.
  • Thiếu máu: Nhiễm giun lâu này sẽ sinh ra tình trạng thiếu máu mạn tính, Người bệnh thường xuyên thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi. Thế nên nếu bạn đi khám sức khỏe thấy thiếu máu mà không tìm được nguyên nhân thì có thể nghĩ đến là do giun và nên đi khám chuyên sâu để có chẩn đoán chính xác hơn.
  • Các bệnh về da như ngứa, tổn thương da: Giun kí sinh trong cơ thể và cả ngoài da, gây tình trạng viêm nhiễm. Một số sẽ biểu hiện qua da như ngứa, nổi mẩn đỏ, mề đay… Ấu trùng giun di chuyển dưới da có thể tạo thành những đường di chuyển nhìn khá rõ.
  • Tiêu hóa kém: Giun kí sinh trong đường ruột gây rối loạn hấp thu của hệ tiêu hóa. Vậy nên mới có tình trạng đầy bụng, chướng hơi hay tiêu hóa kém.
Khi nhiễm giun cơ thể sẽ bị mệt mỏ, thời gian dài gây ra thiếu máu
Khi nhiễm giun cơ thể sẽ bị mệt mỏ, thời gian dài gây ra thiếu máu

Các loại thuốc giun tốt hiện nay

Trên thị trường hiện nay có hai loại hoạt chất tẩy giun đó chính là Albendazole và Mebendazole với nhiều tên gọi đến từ nhiều hãng sản xuất khác nhau.. Trong đó thuốc có chứa hoạt chất Mebendazole được sử dụng phổ biến hơn cả. Bởi vì nó có tác dụng ức chế và ngăn chặn giun hấp thu các chất dinh dưỡng của cơ thể. Thuốc tẩy giun thuộc nhóm không kê đơn, bởi vậy mọi người hoàn toàn có thể tự mua về sử dụng theo đúng khuyến cáo và hướng dẫn đi kèm theo thuốc.

Một số loại thuốc tẩy giun được dùng nhiều nhất trên thị trường đó là:

Thuốc tẩy giun quốc dân Fugacar

Lọai thuốc này đã có từ rất lâu, quen thuộc với bao thế hệ người Việt Nam. Nó có nguồn gốc từ công ty Jansen.

  • Hoạt chất chính: Mebendazole.
  • Tác dụng: Làm thoái hóa cấu trúc đường tiêu hóa của giun khiến chúng không thể hấp thu dinh dưỡng mà chết.
  • Điều trị các loại giun: giun tóc, giun đũa, giun kim,…
  • Chỉ định: Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn.
  • Chống chỉ định: Trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai, người dị ứng với thành phần thuốc.
  • Tác dụng không mong muốn: Buồn nôn, nôn, đau bụng.
  • Cách dùng: Nhai hoặc uống với nước. Uống trước khi ăn.
  • Giá tiền: 17.000 đồng/ viên/ hộp.

Thuốc tẩy giun cho người lớn Zentel

Zentel là thuốc tẩy giun của Glaxo Smith Kline (GSK).

  • Hoạt chất chính: Albendazole.
  • Tác dụng: Thuốc giúp ức chế khả năng hấp thu đường Glucose của giun và phá hủy được cả cấu trúc tế bào chúng. Từ đó giun cạn kiệt dần năng lượng mà chết rồi được đào thải ra ngoài theo đường phân.
  • Điều trị các loại giun: giun đũa, giun móc, giun kim, giun tóc, giun lươn, sán dây,…
  • Chỉ định: Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn.
  • Chống chỉ định: Trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người dị ứng với thành phần thuốc, người bị suy giảm chức năng gan, thận.
  • Tác dụng không mong muốn: Nổi mề đay, đau đầu, phát ban, chóng mặt, tiêu chảy, đau dạ dày, tăng men gan,..
  • Lưu ý thuốc tương tác với các hoạt chất là Phenytoin, Ritonavir,Theophyllin… nên cẩn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.
  • Giá tiền: 14.000 đồng/ 2 viên/ hộp.

Thuốc tẩy giun Combantrin – bạn của mọi nhà

Thuốc Combantrin là thuốc của hãng Pharmacy Medicine. Thông tin về thuốc như sau:

  • Hoạt chất chính: Pyrantel.
  • Tác dụng: Làm tê liệt hệ thần kinh trung ương của giun khiến chúng không thể di chuyển và lấy thức ăn được. Từ đó dần dần chết đi và đào thải ra ngoài.
  • Điều trị các loại giun: giun kim và giun tròn.
  • Tác dụng không mong muốn: Đau bụng, tiêu chảy, hoặc có thể bị chán ăn, chóng mặt, nhức đầu nếu sử dụng quá liều.
  • Giá tiền: 340.000 đồng/ hộp.

Thuốc tẩy giun hiệu quả Pizar 6

Pizar 6 cả công ty Davi Pharm Việt Nam.

  • Hoạt chất chính: 6mg Ivermectin và một số tá dược khác như Cellu Lactose, Magnesi Stearat và Croscarmellose
  • Điều trị các loại giun: Tiêu diệt giun chỉ Onchocerca và tác động đến nhiều loại giun sán khác như giun tròn, giun tròn, giun kim và giun tóc
  • Chỉ định: Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn.
  • Chống chỉ định: Trẻ em dưới 5 tuổi; người bj nhạy cảm với các thành phần; người có biến chứng như rối loạn hàng rào máu não, viêm màng não.
  • Tác dụng không mong muốn: sốt, nhức đầu, sưng mặt, đau khớp, ngứa, phát ban, nổi mề đay, mụn mủ; tác dụng phụ hiếm gặp như tăng nhịp tim và giảm huyết áp.
  • Cách dùng: Uống vào sáng sớm trước khi ăn sáng là tốt nhất. (Ngoài ra, có thể uống bất cứ lúc nào trừ 1 giờ trước và 2 giờ sau bữa ăn).
  • Giá tiền: 276.000 đồng/ hộp 4 viên.
Uống thuốc tẩy giun đúng khuyến cáo, chỉ định và hướng dẫn của từng loại thuốc
Uống thuốc tẩy giun đúng khuyến cáo, chỉ định và hướng dẫn của từng loại thuốc

>>>Xem thêm

Một số lưu ý khi tẩy giun ở người lớn

  • Thuốc tẩy giun không kê đơn vì vậy chúng ta đều có thể mua một cách dễ dàng. Chỉ cần sử dụng theo đúng khuyến cáo và hướng dẫn.
  • Khuyến cáo nên tẩy định kỳ 4-6 tháng/ lần. Với người lớn và trẻ em > 2 tuổi chỉ uống 1 liều duy nhất là đủ.
  • Hầu hết các loại thuốc tẩy giun hiện tại không yêu cầu phải kiêng khem gì nên chúng ta có thể uống bất cứ lúc nào. Tốt nhất nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc.
  • Với người bị nhiễm giun có dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe như thiếu máu, gầy sút cân… thì nên bổ sung lều thừ 2 sau 2-3 tuần để đảm bảo điều trị dứt điểm.
  • Nếu sau khi dùng có các dấu hiệu bất thường như buồn nôn, đau bụng… tốt nhất chúng ta nên nghỉ ngơi theo dõi. Nếu triệu chứng không giảm thì hãy đến cơ sở y tế gần nhất kiểm tra.
  • Không dùng thuốc tẩy giun cho phụ nữ có thai < 3 tháng, cho con bú, trẻ em < 2 tuổi, người bị suy gan, suy thận, người đang bị sốt > 38 độ, người mắc các bệnh cấp tính…

Phòng bệnh giun sán, giữ gìn sức khỏe

Để phòng nhiễm bệnh giun sán chúng ta cần làm những việc sau đây:

  • Cắt đứt các nguồn lây nhiễm.
  • Điều trị triệt để người nhiễm giun.
  • Tẩy giun định kì theo đúng khuyến cáo.
  • Giữ gìn tốt vệ sinh cá nhân bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không nghịch bẩn hay đi chân đất. Thường xuyên tắm rửa. Cắt móng tay, móng chân thường xuyên.
  • Mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với nguồn nguy cơ cao.
  • Ăn chín, uống sôi, chế biến thức ăn hợp vệ sinh. Không dùng các loại thịt động vật ốm chết, không ăn tiết canh, thịt tái, gỏi sống. Ăn rau sống phải ngâm rửa sạch.
  • Đậy kín thức ăn, không để ruồi nhặng đậu vào. Không để gia súc, gia cầm tha phân gây ô nhiễm môi trường.
  • Người mắc bệnh giun thì phải điều trị triệt để, cắt đứt nguồn lây.

Người lớn có cần tẩy giun không và tẩy như thế nào cho đúng cách đã được nói rất rõ ở bài viết trên. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã mang lại những kiến thức đời sống bổ ích cho quý bạn đọc.